Sáng 4/4, tại Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có tờ trình về nguyên tắc, tiêu chí và dự kiến việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Khởi công từ tháng 4/2022 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2024, nhưng đến nay nút giao kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ở địa phận huyện Thanh Hà (Hải Dương) được UBND tỉnh Hải Dương quyết định gia hạn thời gian thực hiện dự án được điều chỉnh kéo dài thêm 1 năm (2022-2025).
Xã Vĩnh Cường, huyện Thanh Hà, có diện tích lớn nhất trong 28 xã, phường, thị trấn mới sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hải Dương. Các ngành kinh tế chủ lực của xã như khai thác rươi, cáy, trồng vải thiều có cơ hội mở rộng, phát triển hơn.
Sáng 13-3, UBND huyện Phú Giáo tổ chức cuộc họp triển khai các kế hoạch phát triển khu công nghiệp Vĩnh Lập (VSIP 4) tại xã Tam Lập cùng các đề xuất của Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp (KCN) Việt Nam Singapore về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng cho dự án.
Xã Vĩnh Cường (Thanh Hà), nằm giáp với Hải Phòng là xã có diện tích lớn nhất trong số 28 xã, phường, thị trấn mới sau sáp nhập ở Hải Dương từ 1/12/2024.
Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có vị trí tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, thành phố Tân Uyên; Có quy mô diện tích lập quy hoạch 786ha và đáp ứng khoảng 32.000 lao động…
Hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 12.046ha, tạo ra 551.380 việc làm cho người lao động. Theo Quy hoạch, giai đoạn 2025-2030, tỉnh Bình Dương sẽ triển khai thêm 12 khu công nghiệp mới theo quy hoạch được duyệt với diện tích sử dụng đất khoảng 18.600ha…
Do ảnh hưởng của bão số 3, sản lượng rươi ở xã Vĩnh Cường (Thanh Hà) năm nay giảm mạnh, nhiều nhà thất thu.
Đó là phát biểu của ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, tại hội nghị công bố Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040 và xúc tiến đầu tư năm 2024 diễn ra sáng qua (11- 12). Được tái lập từ năm 1999, đến nay huyện Phú Giáo đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, ngày càng khẳng định vị thế của mình.
Hôm nay 1/12, 28 xã, phường, thị trấn mới ở Hải Dương sẽ đồng loạt tổ chức kỳ họp HĐND đầu tiên để kiện toàn bộ máy chính quyền, chính thức đi vào hoạt động.
Sắp xếp trụ sở dôi dư là vấn đề cử tri huyện Thanh Hà quan tâm sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025.
Dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nuôi thủy sản ở xã Vĩnh Lập và xã Thanh Quang nhằm phát huy thế mạnh nông nghiệp của huyện Thanh Hà.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Thanh Hà (Hải Dương) còn 16 xã, thị trấn, giảm 4 xã. Có 4 xã, thị trấn mới hình thành.
Huyện Thanh Hà (Hải Dương) cần khoảng 242 tỷ đồng tu bổ 10 tuyến đê Trung ương, địa phương sau bão số 3.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và nước lũ sau bão nên năm nay nông dân xã Vĩnh Lập (Thanh Hà, Hải Dương) thất thu nước rươi đầu vụ.
Huyện Thanh Hà (Hải Dương) tập trung xác định rõ nguồn gốc đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ người dân có diện tích đất bị thu hồi làm đường 396 kéo dài để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023 – 2025, toàn tỉnh sẽ dôi dư 28 trụ sở.
Sau sắp xếp, Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (9 huyện, 1 thị xã, 2 thành phố); 207 đơn vị hành chính cấp xã.
Hải Dương có 29 đơn vị hành chính cấp xã mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 12 và mang những tên mới.
Những tuyến đường ra đồng được trải bê tông rộng thênh thang ở Thanh Hà đã tạo đòn bẩy quan trọng giúp ngành nông nghiệp huyện này ngày càng phát triển.
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Công an huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã thăm, tặng quà 2 người phụ nữ cao tuổi ở huyện.
Đồng chí Lê Văn Hiệu yêu cầu làm rõ việc quản lý, chi trả chế độ giáo viên dạy thay, dạy hộ.
Sau cơn bão số 3, huyện Thanh Hà (Hải Dương) bị ngập úng kéo dài khiến cho nhiều diện tích vải bị chết. Dù chưa phải mùa xuân nhưng với bề dày kinh nghiệm sản xuất, nhiều nông dân đã bắt đầu trồng lại vải.
Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến nhiều tuyến đê tại Hải Dương xuất hiện sự cố. Mặc dù các sự cố đã được tỉnh này xử lý cơ bản nhưng để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý 10 sự cố đê điều.
Qua rà soát, đánh giá, tỉnh Hải Dương cần xử lý 10 sự cố đê điều với tổng kinh phí dự kiến 130 tỷ đồng để bảo đảm an toàn.
Nhận đỡ đầu trẻ mồ côi là hoạt động ý nghĩa của Công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam (Thanh Hà, Hải Dương).
Nhiều hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão lũ số 3 ở Thanh Hà (Hải Dương) đã được kết nối, hỗ trợ.
Sau cơn bão số 3 và ngập lụt, vùng trồng cây ăn quả lớn nhất Hải Dương ở Thanh Hà (Hải Dương) bị thiệt hại nặng. Khắc phục khó khăn ấy, nông dân Thanh Hà đang chạy đua để khôi phục lại.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, đến 14 giờ ngày 12/9, chính quyền các địa phương, người dân và các lực lượng chức năng đang khẩn trương xử lý các sự cố đê điều và sự cố hệ thống thủy lợi.
Trước tình hình nước trên sông Thái Bình dâng cao, nguy cơ xảy ra sạt lở, tràn, vỡ đê, ngay trong đêm 11/9, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 12 (Lục Ngạn, Bắc Giang) đã khẩn trương có mặt tại 4 xã khu Hà Đông (Thanh Hà, Hải Dương) hỗ trợ gia cố những điểm xung yếu.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Hải Dương, đến 18 giờ 30 ngày 12/9, nhiều trường trong tỉnh đã thông báo cho học sinh đi học trở lại từ ngày 13/9.
Chiều 12/9, đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đã đến động viên lực lượng hỗ trợ địa phương trong công tác phòng chống lũ.
2 ngày nay, huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã tập trung lực lượng để chống tràn lũ tại một số điểm đê ở khu Hà Đông. Đến nay, một số điểm xung yếu, sự cố đê được khắc phục, cơ bản bảo đảm an toàn.
Tối 11-9, thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325, Quân đoàn 12 cùng trang bị, phương tiện đã nhanh chóng cơ động về 4 xã: Vĩnh Lập, Thanh Hồng, Thanh Cường và Thanh Quang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương để gia cố đê sông Mía, phòng, chống nước lũ tràn vào khu dân cư.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, đến 18 giờ ngày 11/9 đã xử lý đề xuất, kiến nghị các địa phương trong tỉnh liên quan đến công tác phòng chống thiên tai.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Hải Dương, đến 19 giờ ngày 11/9, nhiều trường học trong tỉnh cho học sinh nghỉ học do úng ngập hoặc thuộc khu vực có nguy cơ, ảnh hưởng của mưa lũ.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lũ, mực nước sông khu vực Hải Dương dâng cao làm phát sinh nhiều sự cố công trình đê điều, thủy lợi. Các lực lượng đã khẩn trương khắc phục, bảo đảm an toàn cho hệ thống đê, công trình thủy lợi.
Dự án xây dựng nút giao kết nối đường tỉnh 390 huyện Thanh Hà (Hải Dương) với đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng bị chậm tiến độ so với kế hoạch, trong khi nhân dân Thanh Hà từng ngày mong ngóng nút giao này hoàn thiện.
Ngày 23/7, lãnh đạo huyện Thanh Hà tổ chức 4 đoàn thăm, tặng 18 suất quà, trị giá 1,3 triệu đồng/suất tri ân gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Hải Dương có 36 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, huyện Tứ Kỳ nhiều nhất có 7 mẹ. Hầu hết các mẹ được các đoàn thể nhận chăm sóc, phụng dưỡng.
Ngay sau khi thành lập, lực lượng ANTT cơ sở ở Hải Dương đã cùng Công an xã bắt quả tang 3 đối tượng sử dụng ma túy đá trong xe ô tô.
Ngày 4/7, Công an huyện Thanh Hà, Hải Dương thông tin vừa phát hiện và bắt giữ 3 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy trên xe ô tô.
Từ lâu, mắm cáy bà Ngần ở thôn Tú Y, xã Vĩnh Lập (Thanh Hà, Hải Dương) đã nức tiếng gần xa.
Là một xã nằm cuối huyện Thanh Hà, Hải Dương 'trở đi mắc núi, trở lại mắc sông', từ phòng trào xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Lập đã dần thay da, đổi thịt trở thành một vùng quê trù phú.
Giải bơi thiếu niên, nhi đồng huyện Thanh Hà (Hải Dương) năm 2024 là sân chơi bổ ích cho trẻ em vào dịp hè. Xã Thanh Hải giành giải nhất toàn đoàn giải bơi này.
Tại Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp chuyên đề) tổ chức ngày 19/6, HĐND huyện Thanh Hà khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thống nhất thông qua Nghị quyết bổ sung 9 danh mục đầu tư công trung hạn 5 năm, giai đoạn 2021-2025.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri sáng 19/6, cử tri nhiều xã khu Hà Đông (Thanh Hà) đề nghị tỉnh, huyện sớm cải tạo tuyến đường từ chợ Hệ đi bến đò Bầu vì đã xuống cấp.
UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.